Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Bên trong biệt thự bề thế nhất lục tỉnh của công tử Bạc Liêu

Gần 100 năm đã trôi qua nhưng ngôi nhà công tử Bạc Liêu - một biệt thự kiểu Pháp, từng bề thế nhất Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ vẫn giữ nguyên được các nét kiến trúc.


Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu, ngôi biệt thự được xây dựng vào khoảng năm 1919 khi Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy khoảng 19, 20 tuổi.
Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ bên Pháp qua. 
Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris.
Người dân Bạc Liêu gọi đây là "Nhà Lớn". Ngôi nhà này không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng quy tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng... quý giá. Khi hoàn thành, đây được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ.
Sau một thời gian trùng tu, ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu vẫn giữ được kiến trúc xưa và từ tháng 2/2014, ngôi nhà đã đón khách du lịch tới thăm với hàng trăm, cao điểm là hàng ngàn lượt mỗi ngày. Đặc biệt, nhiều hiện vật của gia đình công tử Bạc Liêu từng sử dụng như bàn, ghế, giường, tủ, một số đồ sứ… với giá trị "khủng" đã được sưu tầm và đưa về đây trưng bày.


Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1974), còn có tên khác là Ba Huy, hay Hắc công tử, là một tay chơi nổi tiếng số 1 ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Khả năng tài chính và độ phóng túng đối của công tử này đứng hàng số một, không một ai có thể tranh chấp.


Chiếc xe hơi mà công tử Bạc Liêu từng sử dụng.


Xe kéo Công tử.


Bên trong ngôi nhà, rất nhiều bộ bàn ghế có giá trị mà gia đình công tử Bạc Liêu từng sử dụng được trưng bày. Bộ ghế bát, cùng bộ bình phong ở phòng khách ngoài tầng 1.


Bộ trường kỷ ngũ sơn ở phòng khách trong dưới tầng 1 cùng rất nhiều các đồ dùng có giá trị khác của gia đình công tử Bạc Liêu.


Giường ngủ của công tử Bạc Liêu đóng bằng gỗ sưa (huỳnh đàn) được chạm khắc tinh xảo và khảm xà cừ trông thật lộng lẫy. Giường có giá "khủng" lên đến 7 tỷ đồng.


  Giường nóng lạnh đều toát lên vẻ sang trọng của gia đình giàu có bậc nhất Nam kỳ lúc bấy giờ.


Một trong những sập ba thành dành cho khách đến chơi và giải trí - hút á phiện trong ngôi nhà công tử.


Bộ trường kỷ ngũ sơn


Bàn bán nguyệt, đầu lân chân móng.


Chiếc đài được đặt trong phòng khách của gia đình.


Máy hát Akai thịnh hành thế kỷ trước nay vẫn hoạt động bình thường


Tivi trong phòng khách...


Máy nghe nhạc.


Chiếc hòm đựng tiền được để trong phòng ngủ của gia đình công tử.


Một chiếc lư bằng bạc nguyên khối được đặt ở phòng thờ trên tầng 2.


Phòng thờ của gia đình với tượng bán thân của ông bà Hội đồng Trần Trinh Trạch cũng như hình ảnh của vợ chồng công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội Đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả.


Vợ chồng công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và bà Ngô Thị Đen. Theo lời kể lại, công tử Trần Trinh Huy là người cao lớn, khoảng 1,70 m, lực lưỡng nhưng không cục mịch, trái lại dáng người rất thanh thoát, sang trọng, da đen, mày rậm... người đầy sinh lực. Tính tình Huy rất dễ dãi và hào phóng. Người trong nhà lầm lỗi, Huy cũng ít rầy la. Bà con ở xa lên thăm, Huy đều cho tiền. Tá điền không thấy Huy đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ Huy còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền Bàu Sàng ít ai oán ghét Ba Huy.Trong các mối quan hệ, Ba Huy là người khoáng đạt, không dè dặt và mưu toan gì. Thời đó, các cậu công tử lẫn điền chủ điều chơi với người Pháp thì rất khúm núm, nịnh nọt, gọi là "chơi thế". Riêng Ba Huy thì cứ "toa toa" "moa moa" sòng phẳng, ngang hàng...


Một chiếc đèn dầu được treo trong nhà.


Chiếc mâm đồng...


Một bộ bàn ghế dùng tiếp khách trên tầng 2.


Chiếc sập tam thế để dành cho gia đình nghỉ trưa cũng như tiếp khách.


Con trai công tử Bạc Liêu - ông Trần Trinh Đức luôn vui vẻ giới thiệu cho khách du lịch đến đây về ngôi nhà cũng như thân thế của gia tộc mình.

theo Đại Lộ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive