Bạch kim
được biết đến là chất liệu xa xỉ và được ưa chuộng bậc nhất trong ngành chế tác
trang sức đương đại. Cùng theo dõi bài viết của Eropi ngay sau đây nếu bạn vẫn
còn chưa biết bạch kim là gì ?
Bạch kim
là gì ?
Bạch kim hay Platin là một kim loại quý có nguyên tử
khối 78, ký hiệu Pt trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cái tên Platin
bắt nguồn từ cụm từ "Platina Del Pinto" trong tiếng Tây Ban Nha, có
nghĩa là "sắc bạc óng ánh của sông Pinto". Platin thường xuất hiện ở
trong bồi tích tự nhiên của một số con sông, lần đầu tiên được sử dụng bởi
người Nam Mỹ vào thời tiền Columbus. Đầu thế kỷ 16, Platin được nhắc đến trong
các bản thảo ở châu Âu và bắt đầu trở nên phổ biến từ năm 1748 khi Antonio De
Ulloa (người Tây Ban Nha) công bố báo cáo chính thức đầu tiên về Pltatin với
giới khoa học.
Khối
Platin nguyên chất.
Một số
đặc tính nổi bật và phân bố của bạch kim
Platin ở
dạng tinh khiết có màu trắng bạc, sáng bóng, đặc dẻo và dễ uốn. Platin không bị
oxy hóa ở bất kỳ môi trường nhiệt nào và ít bị mài mòn hay còn gọi là có tính
trơ. Platin cũng khó bị ăn mòn và có tính dẫn điện. Platin chỉ tan trong
nước cường toan và một số dung dịch Halogen xianua, không tan trong axit.
Platin không bị oxy hóa ở bất kỳ môi trường nhiệt
nào và ít bị mài mòn.
Platin là
một trong những nguyên tố hiếm nhất trong vỏ trái đất với mật độ phân bố trung
bình vào khoảng 0,005mg/kg. Hiện nay, 80% trữ lượng Platin trên thế giới được
phân bố chủ yếu ở Nam Phi, tại các quặng Niken và đồng. Sản lượng khai thác một
năm cũng chỉ vào khoảng vài trăm tấn nên có thể nói Pltatin rất quý hiếm và có
giá trị cao. Ngoài ra, Platin cũng tồn tại với mật độ phân bố lớn ở Mặt Trăng
và các thiên thạch. Các nhà khoa học đã từng tìm thấy rất nhiều Platin tại
những nơi sao băng va chạm trên Trái đất.
Nam Phi
là mỏ Platin lớn nhất thế giới hiện nay.
Bạch kim được biết đến nhiều nhất là chất
liệu cho ngành chế tác trang sức. Do những đặc tính nổi trội như độ sáng bóng
cao, khó bị mài mòn và đặc biệt là tính đặc dẻo nên. Cũng do sự khan hiếm mà
trang sức được làm bạch kim thường có giá thành đắt đỏ.
Trang
sức bạch kim có vẻ đẹp tinh khiết và giá thành đắt đỏ.
Nhờ có
tính dẫn điện ổn định mà bạch kim được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp.
Nó được sử dụng làm chất xúc tác, trang thiết bị trong phòng thí
nghiệm, thiết bị điện báo, các điện cực, nhiệt kế điện trở bạch kim, thiết
bị nha khoa… Platin kết hợp với Cobalt tạo ra nam châm vĩnh cửu. Nam châm được
sử dụng trong các dụng cụ y tế, máy móc, đồng hồ và nhiều các thiết bị khác
nữa. Một số hợp chất của Platin, đặc biệt là Cisplatin được dùng trong hóa trị liệu chống
lại một số loại ung thư. Theo thống kế, hiện nay có khoảng 50% bệnh nhân điều
trị ung thư đang sử dụng các loại thuốc có chứa Platin. Platin cũng được sử
dụng trong máy trợ tim, chụp răng giả và các thiết bị khác sử dụng trong cơ thể
con người vì nó không thể bị ăn mòn từ các dịch chất trong cơ thể và ít phản
ứng với các chức năng cơ thể.
Trang
sức bạch kim
Từ thủa
xưa, bạch kim đã luôn được coi là trang sức quý tộc, chỉ có giới thượng lưu mới
dám trưng diện. Cũng nhờ sự khan hiếm mà giá thành của bạch kim nguyên chất
thường gấp gần 2 lần vàng 9999. Một trong những ưu điểm nhưng cũng chính là
nhược điểm của bạch kim đó là, tỷ trọng lớn và độ cứng cao nên khó có thể chế
tác thành những mẫu trang sức phức tạp. Thông thường, trang sức bạch kim có
thiết kế tối giản, chủ yếu nhấn vào những đường nét và kỹ thuật mài cắt tinh tế
mềm mại. Trang sức bạch kim có kích thước nhỏ gọn hơn các kim loại quý khác
nhưng độ bền thì luôn là quán quân.
Trang
sức bạch kim có kích thước nhỏ gọn hơn các kim loại quý khác.
Chế tác
bạch kim cực kỳ khó, đòi hỏi nghệ nhân phải thật sự có kinh nghiệm và tay nghề.
Cùng với đó, công nghệ kỹ thuật cắt gọt cũng phải thật hiện đại. Để có một món
trang sức bạch kim hoàn hảo đến tay người tiêu dùng cần rất nhiều thời gian mài
giũa, chăm chút. Người ta thường dùng bạch kim để làm ổ nhẫn kim cương hay để
giữ cố định các viên đá quý. Tuy nhiên, do nhu cầu quá lớn như hiện nay, các
hãng trang sức trên thế giới có xu hướng sử dụng bạch kim làm xi mạ bên ngoài
cho các kim loại khác. Điều này vừa khiến mẫu trang sức có được vẻ đẹp của bạch
kim vừa không làm đội giá thành lên quá cao như khi sử dụng bạch kim nguyên
chất để chế tác.
Một mẫu
trang sức bạc xi mạ bạch kim cao cấp, đẹp không thua kém trang sức từ bạch kim
nguyên chất.
Bạch kim
rất tinh khiết nên không gây ảnh hưởng hoặc gây kích ứng với làn da của người
sử dụng. Trang sức bạch kim rất thích hợp cho những người có da mẫn cảm.
Cách bảo
quản trang sức bạch kim
Mặc dù
bạch kim rất cứng, ít bị trầy xước và khó bị oxy hóa nhưng cũng như những một
món trang sức quý giá khác các bạn vẫn nên bảo quản thật cẩn thận :
- Thứ
nhất, không nên để trang sức bạch kim tiếp xúc
trực tiếp với hóa chất đặc, đặc biệt là Halogen xianua.
- Thứ
hai, khi không cần sử dụng thì bảo quản riêng
vào hộp hoặc túi vải mềm.
- Thứ ba, thường xuyên vệ sinh cho sản phẩm để giữ
được độ sáng bóng. Bạn có thể làm sạch trang sức bạch kim bằng nước ấm có pha
một chút dầu gội đầu của trẻ em. Sau khi lắc đều sản phẩm trong dung dịch nêu
trên, bạn vớt ra và thấm khô bằng vải mềm, cuối cùng đánh bóng bằng vải nỉ.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dung dịch hóa chất chuyên dùng cho trang sức ở các
tiệm kim hoàn. Lưu ý là tuyệt đối không dùng thứ gì chà sát hoặc kị quá mạnh
lên bề mặt của trang sức bạch kim.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét