Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Cuộc đời oai hùng của “Vua Mèo” qua lời kể của cháu nội

Trong môi trường viện dưỡng lão có nhiều người cao tuổi cùng sinh hoạt nên xảy ra khá nhiều chuyện “dở khóc dở cười” ít người biết.


 “Vua Mèo” Vương Chí Sình.

Anh em kết nghĩa với Bác Hồ
Gần đây, dư luận đang quan tâm đến Tòa dinh thự họ Vương ở Đồng Văn, Hà Giang. Ngôi nhà này vốn thuộc sở hữu của con cháu dòng họ Vương thì nay lại được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.
Ông Vương Duy Bảo – cháu đời thứ 4 của Vương Chính Đức (người xây dựng khu Nhà Vương) đã gửi đơn cầu cứu lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Chia sẻ với phóng viên, ông Vương Duy Bảo – cháu nội của “Vua Mèo” cho hay, lâu nay, mọi người vẫn đang nhầm lẫn với danh xưng “Vua Mèo”.
“Vua Mèo là tên được người dưới xuôi, cán bộ Việt Minh lên dùng để gọi Vương Chí Sình, con trai của Vương Chính Đức. Còn Vương Chính Đức được người Mông xưa kia phong làm thủ lĩnh”, ông Bảo nói.
Theo ông Bảo, Vương Chí Sình (1886 – 1962), tên tiếng Mông là Vàng Seo Lử. Ông là con trai út của Vương Chính Đức. Do tính tình hiền lành, giải dị, chịu khó nên ngay từ nhỏ ông đã được Vương Chính Đức hướng đến là người kế tục sự nghiệp họ Vương.
Thuở nhỏ, ông được Vương Chính Đức cho sang Vân Nam (Trung Quốc) để học. Ông Sình cũng hay lân la theo chân những người Pháp ở Đồng Văn để theo học tiếng Pháp. Vì thế, ông biết được nhiều ngoại ngữ.
Lớn lên, Vương Chí Sình bắt đầu với công việc buôn bán. Ông thường đem thuốc phiện xuống Hà Nội, Hải Phòng bán, rồi lại mua các loại hàng hóa, nhu yếu phẩm như dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, vải vóc… đem lên Đồng Văn bán. Nhờ đó, Vương Chí Sình thu được rất nhiều vàng, bạc hoa xòe.
Năm 1903, khi có nhiều tiền, Vương Chí Sình đã cho xây dựng tại thị trấn Phó Bảng của huyện Đồng Văn một tòa nhà theo kiến trúc Pháp – Trung Quốc, mọi người thường gọi là “Tòa Nhà Trắng”. Đây là văn phòng giao dịch buôn bán và cùng là nơi Vương Chí Sình sinh sống chủ yếu cùng các bà vợ hai, ba, tư.


Dinh thự họ Vương nằm dưới chân thung lũng Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang.

Để mở rộng việc buôn bán, năm 1935, Vương Chí Sình đã mua căn nhà số 55 Hàng Đường, Hà Nội để làm nơi trung chuyển hàng hóa từ Đồng Văn xuống và từ Hải Phòng lên. Đây cũng là nơi ở cuối đời của ông.
Năm 1945, Bác Hồ cử ông Hoàng Việt Hưng (cán bộ Việt Minh) lên giác ngộ Vương Chính Đức và có thư mời ông về Hà Nội. Do tuổi cao sức yếu, Vương Chính Đức đã tiến cử Vương Chí Sình về Hà Nội gặp Bác Hồ.
Sau khi được giác ngộ về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Bác Hồ, Vương Chí Sình rất cảm phục và nhận làm anh em kết nghĩa với Bác Hồ. Ông được Bác Hồ đặt cho một tên gọi khác là Vương Chí Thành.
Gắn bó, một lòng đi theo cách mạng
Sau cuộc gặp gỡ với Bác Hồ, Vương Chí Sình đã hứa đi theo cách mạng, đi theo Bác Hồ. Ông tham gia vào Đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và được giao trọng trách làm Chủ tịch huyện Đồng Văn. Huyện Đồng Văn khi đó bao gồm 4 huyện bây giờ là Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc.


 Tòa dinh thự này được bố “Vua Mèo” xây dựng với kinh phí 15.000 đồng bạc hoa xòe.

Năm 1946, khi Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngân khố Chính phủ Việt Minh gần như cạn kiệt, Vương Chí Sình đã ủng hộ Chính phủ 2,2 triệu đồng bạc hoa xòe và 7kg vàng.
Để khẳng định tình cảm và lòng tin với Vương Chí Sình, Bác Hồ đã cử ông Bùi Công Trừng mang 2 kỷ vật lên Sà Phìn tặng ông. Đó là tấm áo trấn thủ của Hội Phụ nữ tỉnh Hải Dương tặng Bác và thanh đao do xưởng Quân giới Việt Bắc rèn có 8 chữ do chính tay Bác viết: “Tận trung báo quốc. Bất thụ nô lệ”.
Đầu năm 1947, mảnh đất Đồng Văn diễn biến hết sức phức tạp. Thực dân Pháp, phát xít Nhật và quân Tưởng Giới Thạch tranh nhau lôi kéo các dân tộc, những người nhẹ dạ để chống phá cách mạng. Tuy nhiên, Vương Chí Sình vẫn quyết tâm đi theo Bác Hồ, giữ đúng lời hứa “Giữ mảnh đất Đồng Văn cho cách mạng”.
Cùng năm này, bố “Vua Mèo” là ông Vương Chính Đức qua đời. Bác Hồ đã cử ông Mai Trung Lâm, Phó tư lệnh bộ đội Biên phòng khu tự trị Việt Bắc và ông Hoàng Đức Thắng, Thành ủy viên Hà Nội lên cùng con cháu họ Vương chôn cất ông Đức trên đỉnh núi La Gia Động, cách Sà Phìn 3 km.
Năm 1950, ông Vương Chí Sình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực của ta hành quân bí mật hành quân qua Đồng Văn, Mèo Vạc để sang đất Cao Bằng chiến đấu cho mặt trận biên giới thu đông.


Tòa dinh thự họ Vương giờ trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với các du khách khi đến Hà Giang.

Khi Nhật đảo chính Pháp, một trung đội Nhật đã lên Phó Bảng với ý định tiêu diệt Vương Chí Sình. Tuy nhiên, vị “Vua Mèo” đã cùng các thủ lĩnh người Mông đánh tan trung đội Nhật.
Khi hòa bình lập lại, ghi nhận công lao to lớn của Vương Chí Sình, Đảng và Bác Hồ đã có nhiều phẩn thưởng cao quý trao cho ông. Nhưng lớn hơn cả là ngày 31/10/2006, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng huân chương Đại đoàn kết Dân tộc vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét


Blog Archive