Chắc
chắn bạn sẽ cực sốc khi biết số lượng giấc mơ gặp mỗi đêm cho xem.
Bạn có
hay nằm mơ không, và nếu được hỏi bạn nghĩ mình sẽ trải qua bao nhiêu giấc mơ
trong 1 năm nào?
Nhiều
bạn hẳn còn quả quyết tớ mơ xong chẳng nhớ mơ gì nên không biết mình có bao
nhiêu giấc mơ nữa.
Nhưng
các nhà nghiên cứu đã tính toán được rằng, trong suốt 1 năm, con người ta trải
qua trung bình khoảng 1.460 giấc mơ cơ đấy, tương đương với khoảng 5 giấc mơ
mỗi đêm.
Thế
nhưng vì sao chúng ta lại mơ nhỉ, bạn có tò mò không?
Một số
người cho rằng giấc mơ là những hình ảnh ngẫu nhiên và sóng não. Số khác tin
chúng là những khao khát thầm kín, những vấn đề chưa được giải quyết, hoặc
những trải nghiệm.
Trong
lĩnh vực nghiên cứu giấc mơ (oneirology), vào đầu thế kỷ XX - nhà tâm lý học
Sigmund Freud đã đưa ra lý thuyết, giấc mơ là biểu hiện của một điều gì đó được
giấu kín trong tâm hồn của mỗi người, đó là mong muốn chưa đạt được...
Và giấc
mơ thì không có gì đáng sợ cả, nó đơn giản chỉ là để hoàn
thành những gì bạn mong muốn khi còn thức mà thôi. Ví dụ như bạn được thỏa
thích đến những nơi chưa bao giờ đến hay nắm tay vui đùa với "người trong
mộng" của mình...
Bên
cạnh giấc mơ, thì lý thuyết mà Sigmund Freud đưa ra cũng giải thích nguyên
nhân của những cơn ác mộng - nó giúp giải quyết hoặc xóa khỏi đầu hình ảnh
bạn không mong muốn.
Nếu
bạn đang có mâu thuẫn nào với người thân, việc xóa bỏ hình ảnh, kí ức
không vui với người đó trong giấc mơ sẽ khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với
bạn.
Bằng
cách này, Freud đã giúp rất nhiều bệnh nhân của mình phát hiện và khơi dậy
những cảm xúc "ẩn" mà họ chưa thể giải quyết chúng.
Ngoài
ra, các tác giả cũng đưa ra nguyên nhân của giấc mơ - đó là lý thuyết
"quên" và "nhớ".
Lý
thuyết "quên" cho rằng, việc chúng ta mơ mỗi đêm là để giúp bộ não
thoát khỏi kết nối không mong muốn đã hình thành trong suốt thời gian chúng ta
thức.
Nói đơn
giản hơn, giấc mơ giống như một cây chổi giúp "quét dọn" những thứ vô
ích và khiến bộ não có thêm khoảng trống để tiếp tục lưu giữ thông tin. Thế nên
đôi lúc ta không thể nhớ rõ những gì chúng ta đã mơ.
Ngược
lại, lý thuyết "nhớ" đề cập, giấc mơ sẽ giúp củng cố trí nhớ về những
kỉ niệm ta đã trải qua. Điều này cũng đúng ở trường hợp nếu trong giấc mơ xuất
hiện những gì đã học, hoặc đọc được chúng ta sẽ nhớ lâu hơn bình thường.
Giờ thì
bạn đã hiểu hơn về giấc mơ rồi chứ? Và bạn hãy chia sẻ xem, đêm qua bạn đã mơ
gì nào?
Nguồn: io9, Discoverynews, Slate
0 nhận xét:
Đăng nhận xét